Top 7 tác dụng của rau má bạn đã biết hay chưa?

Thứ hai - 13/09/2021 08:02
Bạn đã bao giờ ăn hay uống nước rau má chưa? Cùng Inhat.one điểm qua Top 7 tác dụng của rau má nhé! Chắc chắn bạn sẽ rất bất ngờ.
Mục lục

Bạn đã bao giờ ăn hay uống nước rau má chưa? Cùng Inhat.one điểm qua Top 7 tác dụng của rau má nhé! Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ về lợi ích của loại rau “dân dã” mang lại.

Rau má là một loại thực phẩm quen thuộc với đất nước Việt Nam. Loại rau này thường dùng để nấu canh, ăn sống hay xay nước uống. Bên cạnh đó, đây còn là một loại rau rất bổ dưỡng. Cùng Inhat.one tìm hiểu ngay Top 7 tác dụng của rau má nhé!

Thông tin chi tiết về rau má

Nguồn gốc của rau má

Rau má thuộc loại cây thân thảo, có có nguồn gốc từ Australia, các đảo Thái Bình Dương, New Guinea, Melanesia, Malaysia và các nước châu Á. Loài thực vật này mọc lan trên mặt đất có lá trông giống như những đồng tiền tròn được xếp nối tiếp nhau. Có tổng cộng 40 loài rau má.

Ở Việt Nam, ta thường bắt gặp nhiều loài rau má mọc hoang dại bên dưới các tán lá của vườn cây hoặc theo bờ ruộng. Có một vài giống được thuần hóa để trồng ở một số tỉnh vùng ĐBSCL. Không chỉ là một loại rau được sử dụng để ăn hằng ngày mà còn được dùng phổ biến trong y học.

Đặc điểm của rau má

  • Thân cây rau má khá gầy và nhẵn, có màu canh lục hoặc lục ánh đỏ và mọc bò lan trên mặt đất.
  • Lá cây rau má có hình tròn hoặc hình thận, phần đỉnh lá tròn và mọc ra từ cuống từ 5 – 20cm.
  • Hoa rau má có kích thước nhỏ, có màu từ trắng, ánh hồng tới đỏ. Hoa mọc thành từng tán nhỏ tròn và sát mặt đất.
  • Quả rau má có hình mắt lưới dày đặc và sẽ chín sau 3 tháng.
  • Hạt của cây rau má dùng để phân tán, sinh sản. Loài cây này sinh sản vô tính bằng cách nhảy chồi là chủ yếu.

Thành phần dinh dưỡng của rau má

Dù chỉ là một loại rau dại “sau hè nhà”, nhưng rau má lại chứa khá nhiều dưỡng chất rất quý. Tùy theo khu vực trồng hoặc mùa thu hoạch thành phần có thay đổi, thường rau má có chứa các chất sau vitamins B1, B2, B3, C, K, hợp chất beta carotene, saccharide, flavonoid, sterol, saponin, alkaloid và nhiều chất khoáng (phốt pho, kali, canxi, sắt, magiê,…),…

Trung bình, cứ trong 100g chiết xuất rau má thường chứa:

  • 88,2g nước
  • 3,2g đạm
  • 1,8g tinh bột
  • 4,5g chất xơ
  • 3,7 mg vitamin C
  • 0,15mg vitamin B1
  • Và còn các chất như: 3,1mg sắt; 2,29mg canxi; 2mg phốt pho; 1,3mg beta carotene,…

Tác dụng của rau má

Rau má giúp làm giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ

Một trong những tác dụng của rau má đối với sức khỏe là rau má giúp làm giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ. Các chất chống oxy hóa trong rau má sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm tăng chất trung gian chuyển hóa, kích thích não bộ hoạt động tốt hơn.

Trong rau má còn có thành phần Triterpenoid giúp giảm tốc độ của triệu chứng mất trí nhớ, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Đồng thời, rau má còn có tác dụng trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.

Rau má tốt cho các bệnh liên quan đến tĩnh mạch

Tác dụng của rau má đem đến cho sức khỏe là gì? Đó là rau má tốt cho các bệnh liên quan đến tĩnh mạch. Theo như nghiên cứu, trong rau má có chứa một hàm lượng chất xơ rất lớn. Chất này có tác dụng tích cực trong việc làm giảm cholesterol xấu trong máu, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

Bên cạnh đó, thành phần hoạt chất Bacoside  A có trong rau má còn giúp kích thích bài tiết nitric oxide của mô. Từ đó sẽ giúp làm giãn nở vi động mạch, thúc đẩy lưu thông máu qua mô, giảm nhanh cơn đau tim, đào thải chất độc tích tụ trong cơ thể ra ngoài.

Tác dụng của rau má giúp phục hồi vết thương nhanh chóng

Không chỉ hỗ trợ các dưỡng chất bên trong cơ thể mà tác dụng của rau má giúp phục hồi vết thương nhanh chóng. Nhờ hợp chất Triterpenoids có trong lá rau má sẽ giúp phục hồi các vết thương nhẹ, tăng cường vận chuyển máu và giúp chống oxy hóa tại vị trí có vết thương.

Rau má cũng được ứng dụng làm kem bôi mặt, thuốc bột, thuốc mở để điều trị các chứng bệnh về da, giúp giảm bớt vết nhăn, giảm lão hóa,… Hoạt chất asiaticoside trong rau má cũng đã được ứng dụng trong điều trị bệnh phong và bệnh lao. Chất này có thể làm tan lớp màng sáp bọc những vi khuẩn này, giúp hệ miễn dịch của cơ thể tiêu diệt chúng.

Rau má giúp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Rau má là một loại rau được dùng chế biến nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên, ít ai biết rau má giúp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Theo như các nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều hoạt chất chất quý trong rau má như beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, flavonols, triterpenoids và nhiều loại vitamin,… Đây là dược chất có khả năng chống oxy hóa và các rối loạn AND trong cơ thể.

Ngoài ra, những dịch chiết từ cây rau má còn có khả năng kháng khối u, chữa lành những tổn thương ở khối u dạ dày, ung thư gan, ung thư hạch, u melanin, u tế bào sừng,… Có thể khẳng định rằng, rau má là “khắc tinh”của nhiều loại tế bào ung thư. Bạn hãy sử dụng rau má thường xuyên để có một sức khỏe tốt nhé!

Rau má hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch

Theo đông y, rau má là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao. Rau má giúp cải thiện trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa và chữa nhiều chứng bệnh về da rất tốt. Đặc biệt, tác dụng của rau má hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch là tuyệt vời nhất.

Rau má giúp giảm sưng và tăng cường máu huyết lưu thông, nhất là những người có tiền sử bệnh liên quan đến tĩnh mạch như bệnh suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch. Đối với những người thừa cân, xơ vữa động mạch máu khi ăn nhiều rau má sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Các mạch máu sẽ được mềm mại trở lại, hạn chế được bệnh tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.

Rau má giúp hạ sốt ở trẻ nhỏ

Một tác dụng của rau má mà bạn phải bất ngờ đó là rau má giúp hạ sốt ở trẻ nhỏ. Tính hàn ở trong rau má và những sinh tố có lợi sẽ giúp trẻ hạ sốt. Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ sức khỏe bé. Các bé không cần sử dụng thuốc tây nhưng vẫn có tác dụng hạ sốt tốt.

Cách làm này rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Lấy rau má đem rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt ra cốc lớn. Các bạn có thể pha thêm đường để bé dễ uống. Khoảng 1 giờ mẹ lại cho bé uống vài thìa để trị dứt điểm cơn sốt. Ngoài ra, rau má cũng chữa được bệnh sốt xuất huyết.

Rau má giúp làm đẹp

Rau má giúp làm đẹp? Bạn có tin được không? Rau má giúp sát trùng, giải độc, thanh nhiệt và cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng cao chứa nhiều khoáng chất. Đặc biệt đối với phái đẹp, rau má có những tác dụng “thần kỳ” đối với làn da của họ.

Rau má giúp làm đẹp, dưỡng ẩm cho da, làm chậm sự lão hóa, cải thiện tuần hoàn và cải thiện trí nhớ,… Đặc biệt, rau má là một thần dược giúp mát da, trị mụn, sẹo và thâm nám rất tuyệt vời. Rau má vừa rẻ tiền lại rất phổ biến, vậy thì tại sao chị em chúng mình không khai thác triệt để những tính năng mà nó mang lại cho da nhỉ?

Một số lưu ý khi sử dụng rau má

Tác dụng của rau má là rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này để tránh tác dụng phụ của rau má gây ra.

  • Không nên ăn hoặc uống hết hơn 40g rau má mỗi ngày.
  • Nên sử dụng rau má giãn cách chứ không nên dùng quá thường xuyên.
  • Rửa sạch rau má trước sử dụng. Vì loại rau này mọc bò trên mặt đất nên rất dễ nhiễm vi khuẩn và kim loại có hại cho cơ thể.
  • Người có tiền sử bị tiểu đường, phụ nữ mang thai hoặc người đang sử dụng các loại thuốc để chữa bệnh không nên sử dụng rau má.

Trên đây là những thông tin chi tiết về tác dụng của rau má. Inhat.one hi vọng qua những chia sẻ này bạn sẽ hiểu hơn về công dụng và nguồn gốc của loại thực phẩm này. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và bình an.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block tophits