Top 10 hồ sâu nhất thế giới | Bật mí sự thật ít ai biết

Cập nhật lần cuối: 26/10/2021
Chắc hẳn ai cũng đã từng một lần tò mò hồ sâu nhất thế giới nằm ở quốc gia nào?Cùng Inhat.one khám phá 10 hồ nước sâu nhất thế giới nhé!
Mục lục

Chắc hẳn ai cũng đã từng một lần tò mò hồ sâu nhất thế giới nằm ở quốc gia nào? Ở hồ sâu nhất thế giới thì có gì đặc biệt? Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng Inhat.one khám phá Top 10 hồ sâu nhất thế giới hiện nay.

Hồ là những vùng nước nằm hoàn toàn trong đất liền, độc lập và tách biệt với biển. Hồ được tạo nên do dòng chảy của sông, những vùng núi đọng núi đọng nước lâu năm hay băng tan. Chúng thường có diện tích nhỏ và khá nông. Tuy nhiên ở những hồ sâu nhất thế giới hay “hồ đại dương” có những ẩn chứa thú vị không phải ai cũng biết.

Để có thêm hiểu biết về những “hồ đại dương” trên Trái Đất thì hãy đọc bài viết Top 10 hồ sâu nhất thế giới dưới đây nhé!

Hồ Baikal (1,637 m)

Thông tin về hồ sâu nhất thế giới Baikal:

  • Độ sâu: 1,637 m
  • Độ dài tối đa: 636 km
  • Độ rộng tối đa: 79 km
  • Diện tích: 31.722 km²
  • Quốc gia: Nga

Đứng ở vị trí đầu tiên trong Top 10 hồ sâu nhất thế giới chính là hồ Baikal. Hồ Baikal nằm ở phía nam Siberi, Nga. Với con số 1,637 m hồ Baika dễ dàng dành được danh hiệu hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.

Hồ sâu nhất thế giới Baikal đã vinh dự được UNESCO công nhận là một di sản thế giới vào năm 1996. Với vẻ đẹp cuốn hút và sự đa dạng sinh học thì danh hiệu này vô cùng xứng đáng.

Hồ Baikal chiếm khoảng 20% lượng nước ngọt không bị đóng băng trên bề mặt Trái Đất. Bên cạnh độ sâu, hồ nước ở Nga này còn là nơi có vùng nước trong xanh nhất và lâu đời nhất trong tất cả những hồ nước trên thế giới.

Đặc biệt hơn, hồ Baikal có hơn 1000 loài thực vật và 2500 loài động vật khác nhau. Trong đó hải cẩu chính là loài sinh vật đặc trưng nhất ở đây.

Hồ Tanganyika (1,470 m)

Thông tin về hồ sâu nhất thế giới Tanganyika:

  • Độ sâu: 1,470 m
  • Độ dài tối đa: 673 km
  • Độ rộng tối đa: 72 km
  • Diện tích: 32.900 km²
  • Quốc gia: Tanzania, Cộng hòa Dân chủ Congo, Burundi, Zambia thuộc Châu Phi

Hồ Tanganyika nằm trong top 2 những hồ nước sâu nhất thế giới; đồng thời nó còn giữ danh hiệu là hồ nước có diện tích lớn thứ 2 trên thế giới. Lọt Top hồ nước ngọt lớn nhất thế giới đến thời điểm hiện tại, hồ Tanganyika trải dài qua lãnh thổ bốn nước với diện tích 32.900 km² và độ sâu 1,470 mét.

Hồ nước ở Châu Phi này cũng chiếm đến 18% lượng nước ngọt không đóng băng quanh năm trên Trái Đất. Tanganyika cũng là một trong số những hồ nước sở hữu nguồn tài nguyên thủy sản phong phú với công nghiệp đánh bắt cá phát triển.

Loài cá đặc trưng và nhiều nhất tại Tanganyika là loài cichlid với khoảng 250 loài khác nhau. Không thua kém gì sông hay biển, nếu rơi xuống đây mà không biết bơi chắc chắn bạn sẽ khó thoát khỏi tử thần đấy!

Hồ Caspian Sea (1,025 m)

Thông tin về hồ sâu nhất thế giới Caspian Sea:

  • Độ sâu: 1,025 m
  • Độ dài tối đa: 1030 km
  • Độ rộng tối đa: 435km
  • Diện tích: 371,000 km²
  • Quốc gia: Iran, Russia, Turkmenistan, Kazakhstan, Azerbaijan

Nếu bạn đang tò mò về hồ nước lớn nhất trên thế giới thì câu trả lời chính là hồ Caspian Sea. Đây cũng là hồ nước nằm trong Top 3 hồ sâu nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Từ biển trong tên gọi một phần cũng đã thể hiện được sự rộng lớn cũng như đặc điểm của hồ Caspian Sea.

Caspian Sea trải dài qua 5 quốc gia và vùng lãnh thổ với diện tích 371,000 km². Đây còn là một hồ nước mặn với độ mặn trong nước khoảng 1,2%, xấp xỉ bằng 1/3 nước biển thông thường.

Vì vậy nên người ta vẫn hay gọi nó là biển nhỏ nhất trên thế giới. Caspian Sea là một phần của đa dạng sinh học với hơn 850 loài động vật và hơn 500 loài thực vật.

Hiện nay hồ nước này đang phải đối diện với tình trạng khai thác mỏ dầu, khí đốt tự nhiên và đánh bắt cá quá mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái. Đồng thời Caspian Sea rất dễ bị ô nhiễm do tính chất khép kín, không có bất kì lối thoát trực tiếp nào.

Một điều khá thú vị là Caspian Sea có độ sâu lớn hơn gấp năm lần so với con sông sâu nhất thế giới là Congo (độ sâu: 228 m).

Hồ Vostok (1,000 m)

Thông tin về hồ sâu nhất thế giới Hồ Vostok:

  • Độ sâu: gần 1,000 m
  • Độ dài tối đa: 250 km
  • Độ rộng tối đa: 50 km
  • Diện tích: 15.690 km²
  • Quốc gia: Antarctica thuộc Nam Cực

Nếu nhắc đến hồ nước bí ẩn nhất thế giới thì chắc chắn người ta sẽ nghĩ ngay đến hồ Vostok ở Nam Cực. Đây là hồ nước ngọt với độ sâu gần 1,000 m, bị chôn vùi dưới lớp băng dày lên đến 4km. Vì nằm sâu dưới lòng đất nên nó là một thế giới vô cùng bí ẩn và chỉ mới được phát hiện vào năm 1996.

Vostok là hồ lớn thứ 4 trên thế giới và là hồ nước lớn nhất trong hơn 140 các hồ ngầm dưới mặt băng ở Nam Cực. Các nhà khoa học đang nghiên cứu hồ Vostok để góp phần vào việc giải đáp các điều kiện cho cuộc sống tồn tại ở sao Hỏa hay Mặt trăng. Đây chắc chắn là một hồ nước thú vị nhất mà bạn từng biết đến.

Hồ O’Higgins-San Martin (836 m)

Thông tin về hồ sâu nhất thế giới O’Higgins-San Martin

  • Độ sâu: 836 m
  • Độ dài tối đa: 525 km
  • Độ rộng tối đa: 250 m
  • Diện tích: 1,013 km²
  • Quốc gia: Chile, Argentina

Xếp vị trí thứ 5 trong danh sách Top 10 hồ sâu nhất thế giới là hồ O’Higgins-San Martin. Bên cạnh đó, hồ nước này còn giữ danh hiệu là hồ sâu nhất Châu Mỹ. O’Higgins-San Martin kéo dài từ Chile đến Argentina với diện tích 1,013 km². Tên gọi của hồ cũng là lấy từ tên anh hùng dân tộc của hai đất nước này.

Hồ O’Higgins-San Martin có hình dáng giống với những ngón tay, được phân nhiều nhánh. Vì vậy nên hồ có thể cung cấp nước cho cả 2 khu lãnh thổ Argentina và Chile.

Cũng giống như những hồ nước sâu khác, O’Higgins-San Martin có nguồn lợi thủy hải sản vô cùng phong phú. Đây là một trong những nguồn lợi lớn mà hồ O’Higgins-San Martin mang lại.

Hồ Malawi (706 m)

Thông tin về hồ sâu nhất thế giới Malawi:

  • Độ sâu: 706 m
  • Độ dài tối đa: 560 km
  • Độ rộng tối đa: 75 km
  • Diện tích: 29,600 km²
  • Quốc gia: Mozambique, Tanzania, Malawi

Hồ Malawi hay còn gọi là hồ Nyasa là hồ nước có độ sâu thứ 2 ở châu Phi và thứ 5 thế giới. Malawi có một biệt danh khá thú vị là “hồ các vì sao”. Nó có tên gọi này là vì ánh sáng phản chiếu từ các đèn lồng của ngư dân, nhìn xa trông như một bầu trời sao.

Ngoài ra, người ta còn biết đến hồ nước này với tên gọi là “hồ bão tố” vì gió bão ở đây cực kì dữ dội.

Hồ Malawi trải dài qua 3 quốc gia với diện tích lên đến 29,600 km². Vùng nước nhiệt đới của hồ được cho là nơi sinh sống của nhiều loài cá hơn bất cứ vùng nước ngọt nào trên thế giới.

Sinh vật đặc trưng và nổi tiếng nhất ở đây là cá hoàng đế với gần 1000 loài khác nhau. Ngày nay có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí trên hồ như bơi lội, chèo thuyền, lướt ván, cắm trại,…

Hồ Issyk-Kul (668 m)

Thông tin về hồ sâu nhất thế giới Issyk-Kul:

  • Độ sâu: 668 m
  • Độ dài tối đa: 182 km
  • Độ rộng tối đa: 60 km
  • Diện tích: 6.236 km²
  • Quốc gia: Kyrgyzstan

Nếu bạn đang tò mò muốn biết đâu là hồ nước nóng sâu thất thế giới thì câu trả lời chính là hồ Issyk-Kul. Hồ Issyk-Kul thuộc Kyrgyzstan với độ sâu 668m. Mặc dù bị bao phủ bởi những núi tuyết nhưng nó không bao giờ bị đóng băng.

Bên cạnh đó đây còn là một hồ nước mặn với độ mặn xấp xỉ 0,6%. Năm 1948, khu bảo tồn quốc gia Issyk-Kul được thành lập để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên độc đáo và thủy cầm tại đây.

Sự đa dạng sinh học của hồ Issyk-Kul mang ý nghĩa toàn cầu. Hồ sở hữu những loài cá hiếm đang bị đe dọa nghiêm trọng. Tuy nhiên tình trạng đánh bắt trái phép đã khiến nguồn sinh vật ở đây dần “cạn kiệt” và có đến 7 loài cá đang bị đưa vào sách đỏ.

Cá hồi Sevan là loài cá đặc trưng nhất ở vùng nước này. Điều thú vị là cách đây 2500 năm thì hồ Issyk-Kul từng là một khu đô thị sầm uất đấy!

Hồ Great Slave (614 m)

Thông tin về hồ sâu nhất thế giới Great Slave:

  • Độ sâu: 614 m
  • Độ dài tối đa: 469 km
  • Độ rộng tối đa: 203 km
  • Diện tích: 27,200 km²
  • Quốc gia: Canada

Hồ Great Slave thuộc Tây Bắc Canada xếp vị trí thứ 8 trong Top 10 hồ sâu nhất thế giới với độ sâu 614 m. Một điểm thú vị của hồ nước này là nó thường đóng băng khá dày đặc vào mùa đông.

Hồ có một đường băng trên bề mặt hồ với tên gọi là Dettah. Trên đường băng này xe cộ vẫn có thể đi lại như những con đường bình thường khác.

Great Slave là hồ sâu nhất ở Bắc Mỹ và là niềm tự hào của người dân nơi đây. Hồ nước này là một điểm đến vô cùng hấp dẫn với du khách vào cả mùa hè và mùa đông bởi nhiều hoạt động lí thú.

Ví dụ như là chèo thuyền trên vùng nước trong vắt, đánh bắt cá và ngắm nhìn những vách đá đỏ tuyệt đẹp. Đặc biệt, hồ Great Slave còn nổi tiếng với hơn 100.000 loài chim khác nhau.

Hồ Crater (594 m)

Thông tin về hồ sâu nhất thế giới Crater:

  • Độ sâu: 594 m
  • Độ dài tối đa: 9,7 km
  • Độ rộng tối đa: 8 km
  • Diện tích: 53 km²
  • Quốc gia: Mỹ

Mặc dù có diện tích khá nhỏ so với những hồ nước được kể tên trên nhưng độ sâu của hồ Crater thì không hề kém cạnh với 594 m. Trái ngược với địa ngục, du khách sẽ có cảm giác như đang lạc vào chốn thiên đường. Bởi thiên nhiên tuyệt đẹp, màu nước xanh màu ngọc bích, cây cối xanh tươi và những ngọn núi lửa hùng vĩ nơi đây.

Năm 1902 hồ Crater được tổng thống Mỹ công nhận là công viên quốc gia bởi cảnh quan và những truyền thuyết đã trở thành huyền thoại. Điều khiến du khách luôn tò mò muốn ghé thăm nơi đây là sự tồn tại của một khúc gỗ bí ẩn.

Nó đã trôi nổi trong hồ suốt 120 năm nhưng không bao giờ mục nát và luôn đứng thẳng. Nếu có cơ hội chắc chắn bạn nên ghé thăm điểm đến hấp dẫn này.

Hồ Matano (590 m)

Thông tin về hồ sâu nhất thế giới Matano:

  • Độ sâu: 590 m
  • Độ dài tối đa: 21 km
  • Độ rộng tối đa: 14 km
  • Diện tích: 161 km²
  • Quốc gia: Indonesia

Hồ Matano thuộc Indonesia là cái tên cuối cùng trong danh sách Top 10 hồ sâu nhất thế giới với độ sâu 590 m. Tuy nhiên độ sâu của nó vẫn lớn hơn gấp 20 lần so với hồ Ba Bể – hồ sâu nhất Việt Nam.

Hồ Matano được xem là một biểu tượng mới ở Indonesia. Người ta vẫn thường tổ chức lễ hội Hồ Matano hằng năm vào tháng 5 với các hoạt động như thi chạy, đạp xe, bơi lội.

Tính đến thời điểm hiện tại, Matano chính là hồ sâu nhất ở khu vực Đông Nam Á. Cũng giống như những hồ nước kể trên, đây cũng là một vùng nước có nguồn lợi thủy sản phong phú.

Hiện tại một số loài cá đặc hữu ở đây đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi ô nhiễm môi trường và sự cạnh tranh giữa các loài. Đặc biệt dưới lòng hồ người ta đã khám phá ra được có rất nhiều hang động cổ đại. Đây là điều khá bất ngờ khi khám phá hồ sâu nhất thế giới này.

Vừa rồi Inhat.one đã gửi đến bạn Top 10 hồ sâu nhất thế giới hiện nay. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ biết được tên gọi, đặc điểm của những hồ nước “đại dương” này. Đồng thời giúp bạn có thêm một số kiến thức nhất định về các loại hồ khác nhau trên trái đất.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Vừa cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây