Top 10 tác dụng của dầu tràm trong đời sống của chúng ta

Thứ hai - 30/08/2021 01:47
Việt Nam là một quốc gia sử dụng tinh dầu nhiều nhất. Hôm nay, hãy cùng Inhat.one tìm ra Top 10 tác dụng của dầu tràm đối với mọi lứa tuổi.
Mục lục

Việt Nam là một trong số các quốc gia sử dụng các loại tinh dầu nhiều nhất trên thế giới. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Inhat.one tìm ra Top 10 tác dụng của dầu tràm đối với mọi lứa tuổi.

Bên cạnh các loại dầu dừa, dầu bạch đàn,… thì dầu tràm là một trong các tinh chất dùng để chăm sóc cho sức khỏe cực kỳ tốt. Nhờ được chiết xuất từ thiên nhiên cùng quá trình điều chế hợp lý, loại tinh chất này có khả năng trị một số bệnh ở người. Và dưới đây, Inhat.one sẽ gửi đến bạn Top 10 tác dụng của dầu tràm mà ít ai biết đến.

Dầu tràm là gì?

Dầu tràm là gì?

Dành cho một số bạn vẫn chưa biết nhiều về loại tinh chất này thì Inhat.one sẽ gửi đến bạn một số thông tin nho nhỏ. Đúng như tên gọi, dầu tràm là tinh chất được chiết ra từ phần lá và thân của cây tràm gió. Đây lựa một loại cây ưa mặn cho nên nó sinh trưởng rất nhiều ở các tỉnh phía Nam nước ta.

Các thành phần dưỡng chất có trong dầu tràm

Bảng thành phần dưỡng chất đa dạng là lý do khiến tác dụng của dầu tràm được nhiều người tìm đến. Thành phần chính nằm trong tinh dầu này là cineole, chiếm hàm lượng lên đến hơn 60%. Ngoài ra, bên trong tinh chất này còn chứa các dưỡng chất chủ chốt như terpineol, linalool, limonen,…

Phân loại tinh dầu tràm

Nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng của mọi đối tượng mà tinh dầu tràm cũng được chia ra làm nhiều loại. Các loại phổ biến mà chúng ta thường biết đến là tinh dầu tràm gió, tinh dầu tràm cho bé, tinh dầu tràm nguyên chất,… Nếu tác dụng của dầu tràm thông thường có độ nồng và nóng cao thì sản phẩm dành cho em bé đã được điều chế loại bỏ bớt để tạo độ dịu nhẹ hơn.

Top 10 tác dụng của dầu tràm

Sau khi đã đọc qua các thông tin ở trên thì bạn đã biết được một số kiến thức cơ bản về loại tinh dầu này rồi đúng không nào? Vậy thì trong phần này, Inhat.one sẽ đề cập đến Top 10 tác dụng của dầu tràm mà ít ai biết đến đấy.

Tinh dầu tràm kháng khuẩn

Một trong các tác dụng của dầu tràm phổ biến nhất mà dân gian vẫn thường hay sử dụng chính là kháng khuẩn. Với sự có mặt của Cineol và α-Terpineol trong bảng thành phần, tinh dầu tràm thường có khả năng làm sạch cao. Bên cạnh đó, hợp chất cineol còn làm kích thích tế bào niêm mạc mũi, sản sinh ra dịch nhầy giúp cuốn các cặn bẩn, bụi bẩn một cách triệt để.

Trị ho

Tác dụng của dầu tràm thứ hai cũng được biết đến nhiều không kém đó chính là khả năng giúp trị ho. Với khả năng ức chế sự phát triển của virus,vi khuẩn có hại, tinh dầu tràm có thể làm ấm cơ thể, giúp phòng và điều trị ho cho mọi người. Có rất nhiều phương pháp có thể áp dụng giúp giảm ho như hòa tinh dầu vào nước tắm, xông tinh dầu, pha tinh dầu với nước để uống,…

Tránh gió, chống cảm lạnh

Đi kèm với khả năng trị ho và kháng khuẩn, tác dụng của dầu tràm còn dùng vào việc chống cảm lạnh. Có thể nói, đây là một trong số ít tinh dầu có khả năng tránh gió tốt nhất hiện nay. Nhờ có tính ấm cao nên mọi người thường thoa dầu tràm vào lòng bàn chân, bàn tay,… vào những ngày lạnh để giữ ấm cơ thể và điều hòa khí huyết lưu thông.

Hỗ trợ giảm đau

Sẽ là một thiếu sót lớn đối với những ai không biết đến tác dụng hỗ trợ giảm đau của tinh dầu tràm. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy loại tinh dầu này đóng vai trò cực kỳ tốt trong việc giúp giảm đau đặc biệt là các bệnh xương khớp ở người lớn tuổi. Chính vì thế, đây cũng là một trong số các tác dụng của dầu tràm thu hút được rất nhiều người cao tuổi tìm đến.

Chống nấm, khử trùng

Như đã đề cập ở trên, một trong các tác dụng của dầu tràm cực kỳ hữu ích với mọi người ở mọi lứa tuổi đó chính là kháng khuẩn. Với công dụng này, dầu tràm thường được mọi người sử dụng để bôi ngoài da điều trị các nốt mẩn đỏ. Nhờ sở hữu đặc tính kháng viêm nên dầu tràm sẽ hoạt động như một chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn và giúp các vết mẩn đỏ hồi phục nhanh chóng.

Trị mụn, làm đẹp da

Tác dụng của dầu tràm không chỉ giới hạn ở lĩnh vực sức khỏe mà còn góp phần lớn trong các chu trình làm đẹp hiện nay. Việc chấm các nốt mụn bằng dầu tràm sẽ giúp giảm sự sinh sôi của vi khuẩn và không để mụn lan sang các vùng khác. Bên cạnh việc chấm trực tiếp thì nhiều chị em cũng chọn cách xông tinh dầu tràm như một phương pháp làm đẹp da hữu ích.

Làm sạch không khí

Việc sử dụng máy khuếch tán tinh dầu với tinh dầu tràm được xem là một cách thức hữu hiệu giúp làm sạch không khí hiện nay. Sự xuất hiện của tinh dầu này sẽ làm tiêu diệt nấm mốc và vi khuẩn gây hại trong không khí. Đây có lẽ là một trong số các tác dụng của dầu tràm mà bạn cần nên biết đặc biệt là khi chúng ta đang sống tại vùng nhiệt đới gió mùa đầy ẩm thấp.

Chăm sóc răng miệng

Nối dài cho danh sách tác dụng của dầu tràm này chính là một khả năng ít ai ngờ đến là chăm sóc răng miệng. Đây là một kiến thức nhất định không thể bỏ qua với những ai thường hay mắc các bệnh nha khoa và hay bị đau răng. Việc thường xuyên súc miệng bằng tinh dầu tràm sẽ làm dịu đi các cơn đau ấy đồng thời loại bỏ các vi khuẩn có hại cho men răng.

Trị gàu, ngăn rụng tóc

Một trong số các tác dụng của dầu tràm mà nhất định không thể không kể đến chính là khả năng ngăn rụng tóc và trị gàu cực kỳ hiệu quả. Tinh dầu tràm gió có công dụng làm sạch sâu da đầu và loại bỏ những mảng gàu cứng đầu. Thông qua đó, nó sẽ giúp các nang tóc không còn bị bí bách và tạo điều kiện để tóc hấp thu dưỡng chất một cách đầy đủ hơn so với trước đó.

Điều trị viêm xoang

Tác dụng của dầu tràm cuối cùng mà Inhat.one muốn bạn biết đến đó chính là giúp trị viêm xoang. Có thể nói đây là một trong số các bệnh dai dẳng xuất hiện ở mọi lứa tuổi và tái phát theo mùa. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên xông dầu tràm và chăm sóc vệ sinh khoang mũi sạch sẽ thì trong một khoảng thời gian căn bệnh này sẽ được cải thiện đáng kể đó!

Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm

Mặc dù tác dụng của dầu tràm hiện nay là cực kỳ đa dạng và phổ biến thế nhưng bạn cũng nên biết một số lưu ý để tránh các phản ứng ngược. Đầu tiên, các khuyến nghị được đưa ra chính là hạn chế sử dụng quá nhiều đối với em bé. Không thoa trực tiếp vào các bộ phận nhạy cảm như da mặt, da cổ, da đầu, vùng da gần bộ phận sinh dục,… vì nó dễ khiến trẻ khó chịu.

Đối với người lớn, không nên quá lại lạm loại tinh chất này, chỉ dùng khi thực sự cần thiết. Ngoài ra, tránh việc thoa tinh dầu trực tiếp lên các vùng da hở, vùng da bị tổn thương,… Việc hiểu được các lưu ý trên đóng vai trò quan trọng giúp tác dụng của dầu tràm được tối ưu hóa trong quá trình sử dụng

Một số câu hỏi thường gặp

Thông thường trong suốt quá trình sử dụng thì mọi người vẫn luôn có những thắc mắc về các tác dụng của dầu tràm. Hiểu được điều đó, trong phần này, Inhat.one sẽ đi trả lời giúp bạn các câu hỏi thường gặp nhất nhé!

Tinh dầu tràm có tác dụng gì đối với trẻ nhỏ?

Một trong số đối tượng được khuyến khích sử dụng dầu tràm nhiều nhất đó chính là trẻ em. Các tác dụng của dầu tràm mang lại có thể kể đến như kháng khuẩn, tăng cường sức khỏe, giúp giảm ho, giảm ngứa do côn trùng đốt, điều hòa khí huyết,… Có 3 cách mà bác sĩ hay khuyến khích sử dụng loại tinh dầu này đó chính là hòa vào nước tắm, thoa trực tiếp với lượng nhỏ và xông hơi.

Làm thế nào để nhận biết được đâu là dầu tràm nguyên chất?

Giữa vô vàn nhãn hiệu mọc lên hiện nay thì việc không thể nhận biết đâu là hàng thật sẽ khiến cho tác dụng của dầu tràm khi sử dụng không được như mong đợi. Thông thường tinh dầu tràm mới ra lò, có mùi thơm hơi hắc nhưng không cay nồng hay xộc vào mũi gây khó chịu. Nếu bạn hít phải loại dầu tràm tạo cảm giác đau đầu, mùi gây gây thì khả năng lớn là đã bị pha tạp chất.

Tùy theo nhu cầu sử dụng và một số yếu tố khác mà mọi người có thể chọn lựa cho mình các loại tinh dầu phù hợp. Cũng giống như các tinh chất khác, dầu tràm mang lại vô số các ích lợi cho đời sống của chúng ta. Inhat.one mong rằng, bài viết về Top 10 tác dụng của dầu tràm ở trên đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích nhé!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block tophits